Dịch tả gà chọi chính là một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của chiến kê và có khả năng lây lan rộng rãi. Nó khiến cho gà có thể suy kiệt trong vòng một thời gian ngắn sau đó tử vong. Vậy nên làm như thế nào để phòng tránh mầm bệnh này đối với chiến kê?
Sự nguy hiểm của dịch tả gà chọi
Dịch tả gà chọi hay còn được biết đến với cái tên là Newcastle do vi rút gây ra và được đặt vào danh sách những loại bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính ở gà. Hiện nay, loại bệnh này chưa có thuốc đặc trị chính vì thế cho nên khi bị nhiễm việc chăm sóc cực kỳ khó khăn và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều kê thủ. Hãy xem hết bài viết để biết được cách nhận biết và phòng chống của dịch tả gà chọi theo chia sẻ của khác chuyên gia hàng đầu tại LUCKY88.
Nó sẽ khiến cho gà chọi rơi vào tình trạng kiết lị, có nhiều con bị đông kinh hoặc co giật liên tục sau đó tử vong. Nếu như nuôi theo đàn thì tỷ lệ chết của nó có thể lên đến 80% vì tốc độ lây lan của chúng rất kinh khủng.loại bệnh lây nhiễm này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi của gà, thời gian ủ bệnh cho đến khi phát bệnh ngắn cho nên chúng ta rất khó phát hiện.
Loại dịch tả gà chọi này sẽ được phân làm 3 loại chính và có mức độ nguy hiểm khác nhau:
- Thể quá cấp tính: Chết sau 25-48 giờ kể từ khi phát bệnh.
- Thể cấp tính: Thường đi ngoài liên tục, sau đó mất nước và tử vong.
- Thể mãn tính: Đầu ngoẹo sang một bên, kiệt sức do xáo trộn thần kinh.

Dấu hiệu nhận biết chiến kê bị nhiễm dịch tả gà chọi
Thông thường, thời điểm có dấu hiệu bị nhiễm dịch tả gà chọi là thời điểm sức khoẻ chiến kê đã yếu đi rất nhiều. Bạn phải có biện pháp xử lý ngay lập tức khi nhận thấy chúng có những dấu hiệu đặc trưng như sau:
- Bắt đầu sẽ thường lờ đờ sau đó chán ăn, chỉ uống nước và ho liên tục.
- Phân bắt đầu có mùi tanh, thường lỏng và có màu xanh trắng đôi khi có dính cả máu.
- Hậu môn gà bị dính dịch tả sẽ ướt dính bết bát do đi ngoài nhiều và liên tục trong ngày.
- Mào bắt đầu trở nên tím tái và xuất hiện phù nề xung quanh khu vực đầu, có khi lan rộng hơn xuống phần thân.
- Bắt đầu chảy dịch nhờn ở miệng, diều trở nên sưng thở khò khè và bắt đầu đi liêu xiêu rơi vào tình trạng mất sức.
- Di chuyển khó khăn hoặc có thể quay vòng vòng, sau đó sẽ bị co giật liên tục trước khi chết.
- Bắt đầu xuất hiện những đốm hoại tử tại các vị trí trên cơ thể và có hạch amidan xuất huyết.

Phương pháp xử lý và phòng dịch tả gà chọi cần nắm bắt
Đây là một loại bệnh mãn tính và chưa có phương pháp điều trị triệt để chính vì thế cho nên chúng ta cần phải phòng bệnh trước. Khi nuôi gà chọi người chơi cần phải đảm bảo những tiêu chí gì để chúng không bị nhiễm virus nguy hiểm này?
Sử dụng vacxin
Người nuôi tiến hành nhỏ vacxin Lasota mắt mũi cho gà theo định kỳ:
- 5 – 7 ngày tuổi tiến hành nhỏ lần đầu tiên.
- Sau 2 tuần tiếp theo thì tiến hành nhỏ lần 2 và quan sát biểu hiện của nó.
Đối với gà đã trưởng thành thì chuyển sang tiêm vacxin để nâng cao sức đề kháng của nó. Sau khi thực hiện xong quy trình này, vẫn phải theo dõi thường xuyên vì không có vacxin nào có thể đảm bảo phòng bệnh 100% đặc biệt là vào thời tiết thất thường.
Dọn chuồng trại
Việc quan trọng khi phòng tránh dịch tả gà chọi đó chính là bảo đảm rằng nơi ở của chúng phải sạch sẽ và thoáng mát. Thường xuyên dọn dẹp và kiểm tra, loại bỏ những nơi ẩm thấp để tránh vi khuẩn tích tụ lâu ngày. Nếu như bắt gà mới về thì phải tách riêng ra thành hai khu vực khác nhau.

Phác đồ điều trị
Sau khi nhận thấy vật nuôi của bạn có dấu hiệu bị dịch tả gà chọi thì cần phải áp dụng phương thức chữa trị ngay lập tức. Cụ thể:
- Tiến hành tiêm kháng huyết thanh cho toàn bộ cả đàn.
- Nếu như sức khoẻ của chúng dần được cải thiện thì tiếp tục sử dụng vacxin Newcastle hệ 1 theo khuyến cáo của chuyên gia.
- Bồi bổ thêm B- complex, vitamin C, thức ăn xanh, men tiêu hoá,..
Xử lý gà bệnh
Nếu như có một con bị dính dịch tả gà chọi thì ngay lập tức đào hố chôn sâu sau đó rắc vôi khử trùng xung quanh. Lưu ý vị trí chôn phải cách xa khu vực chuồng trại để tránh tình trạng lây nhiễm nặng hơn. Kiểm tra tình trạng của những chiến kê ở cùng chuồng để có thể kịp thời xử lý trước khi chúng phát bệnh nặng hơn.
Nếu như cả đàn đều bị dịch thì phải tiến hành khử trùng chuồng trại sạch sẽ bằng hoá chất sau đó rắc vôi cho nghỉ 1-2 tháng thì mới có thể nuôi tiếp.
Kết luận
Thời điểm hiện tại là thời điểm mà dịch tả gà chọi có thể bùng phát bất cứ lúc nào chính vì thế cho nên mọi người cần phải lưu ý. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho bạn phòng tránh được căn bệnh truyền nhiễm này một cách tốt hơn.